Nội dung câu hỏi:
Các sản phẩm cần công bố hợp quy
Các mặt hàng: 1. Bông y tế (thành phần 100% cotton) 2. Bông tẩy trang/bông trang điểm (thành phần 100% cotton) => Hai mặt hàng này có cần công bố hợp quy không?
Nội dung câu trả lời:
Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 21/2017/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehy và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT). QCVN: 01/2017/BCT quy định:
– Tại Điểm 1.1.1. “1.1.1. Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn này được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy chuẩn này”.
– Tại Điểm 1.3.1 “1.3.1 Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác.
-Tại Khoản 3.1. “… Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR)…”
Theo quy định, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN: 01/2017/BCT (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm đó không đưa ra thị trường Việt Nam thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp chủ động rà soát mã HS của sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất với mã HS các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN: 01/2017/BCT:
– Trường hợp sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất có mã HS trùng với mã HS của sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Trường hợp sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất có mã HS không trùng với mã HS của sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1, khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
– Tại Điểm 1.1.1. “1.1.1. Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn này được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy chuẩn này”.
– Tại Điểm 1.3.1 “1.3.1 Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác.
-Tại Khoản 3.1. “… Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR)…”
Theo quy định, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN: 01/2017/BCT (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm đó không đưa ra thị trường Việt Nam thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp chủ động rà soát mã HS của sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất với mã HS các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN: 01/2017/BCT:
– Trường hợp sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất có mã HS trùng với mã HS của sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Trường hợp sản phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất có mã HS không trùng với mã HS của sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1, khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.