Khi chúng ta chuyển từ năm Chuột sang năm Trâu, thì sự dịch chuyển của các dòng hàng hóa cũng đang diễn ra trong thời điểm này.
Theo công ty phân tích dữ liệu Ocean Insights, tỷ lệ hàng hóa bị ‘rớt tàu’ trong mùa cao điểm năm 2020 đã tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Tại các cảng xuất khẩu lớn ở châu Á, bao gồm Singapore, Thượng Hải và Cao Hùng đều ghi nhận mức tăng hai con số về sự chậm trễ do tình trạng ‘rớt tàu’ này.
Tỷ lệ các container hàng hóa bị ‘rớt tàu’ tại các cảng chuyển tải tháng 12 năm 2020 (Nguồn:Ocean Insights)
Tuy nhiên, sự chậm trễ do ‘rớt tàu’ nhìn chung dường như đã chậm lại trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 12 năm 2020, đặc biệt là ở các cảng xuất khẩu lớn như Singapore và Thượng Hải, và xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục khi chúng ta bước vào Tết Nguyên Đán. Câu hỏi đặt ra là, xu hướng này có phải là hệ quả của chính sách cách ly khách du lịch trong 14 ngày của Bắc Kinh mỗi khi họ đi lại giữa các khu vực, vì vậy thời gian Tết Nguyên đán kéo dài từ cuối tháng Giêng đến cuối tháng Hai?
Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ được biết ngay dưới đây, tuy nhiên, tình hình giá cước, theo Chỉ số Baltic của Freightos (FBX) cũng đã có một sự ổn định nhỏ. Giá cước vận chuyển từ Châu Á đến Bắc Âu là 7.961 USD/FEU, tăng 19 USD so với tuần trước, trong khi giá cước vận chuyển từ châu Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ giảm 200 USD từ 4.470 USD/FEU vào ngày 2 tháng 2 trước khi phục hồi trở lại ở mức 4.440 USD/FEU vào ngày 10 tháng 2.
Ocean Insights cho rằng các quy định về thời gian cách ly có thể đã chuyển sự tắc nghẽn này từ các cảng sang các nhà máy vì chuỗi cung ứng hiện đang bị cản trở bởi việc thiếu phương tiện vận tải xe tải ở Trung Quốc trong thời gian 5 tuần. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc giảm bớt tình trạng ‘rớt tàu’ tại cảng và điều này được phản ánh tương tự trong diễn biến của giá cước với sự ổn định hơn.