Cải cách thủ tục hải quan: Điểm sáng trong bức tranh thuận lợi hóa thương mại năm 2016

Theo Báo cáo thúc đẩy thương mại toàn cầu năm 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam là một trong những dấu ấn quan trọng về tạo thuận lợi hóa thương mại trong tổng số 136 nền kinh tế trên thế giới.

Công chức Hải quan Quảng Ninh giám sát hàng hóa XNK. Ảnh: M.Hùng

Năm qua, Việt Nam xuất sắc tăng hạng 14 bậc để về đích ở vị trí 73/136 và đứng thứ hai trong bảng xếp hạng 10 quốc gia dẫn đầu về nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại (theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Báo cáo thuận lợi hóa thương mại 2016).

Trong bức tranh sáng về thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam, nhân tố đóng góp quan trọng nhất là công tác quản lý nhà nước về thương mại qua biên giới, đặc biệt thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, tiến trình đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan và thuế đã góp phần cắt giảm mạnh mẽ thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, đạt mức xấp xỉ  30 giờ/lô hàng đối với cả hai loại hình mặc dù chi phí không thay đổi.

Trung bình thời gian và chi phí thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam 2015/2016

STT Nội dung Đơn vị/

01 lô hàng

2016 2015
1 Thời gian chuẩn bị hồ sõ, chứng từ xuất khẩu Giờ 50 83
2 Thời gian làm thủ tục xuất khẩu Giờ 58 57
3 Chi phí chuẩn bị hồ sõ, chứng từ xuất khẩu Đô la Mỹ 139 139
4 Chi phí làm thủ tục xuất khẩu Đô la Mỹ 309 309
5 Thời gian chuẩn bị hồ sõ, chứng từ nhập khẩu Giờ 76 106
6 Thời gian làm thủ tục nhập khẩu Giờ 62 64
7 Chi phí chuẩn bị hồ sõ, chứng từ nhập khẩu Đô la Mỹ 183 183
8 Chi phí làm thủ tục nhập khẩu Đô la Mỹ 392 268

Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo Doing Business 2017 và 2016.

Đồng hành cùng Chính phủ trong sự kiện Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại vào ngày 15/12/2015, Hải quan Việt Nam không ngừng hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa theo chuẩn mực quốc tế và đạt mức tiến ấn tượng là 16 bậc để xếp ở vị trí thứ 86. Báo cáo cũng chỉ ra những nút thắt đối với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, theo đó thủ tục rườm rà, tham nhũng và hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hiện là nỗi quan ngại lớn nhất đối với nhập khẩu, lại đứng ở vị trí thấp về mức độ trở ngại đối với xuất khẩu.

Thời gian tới khi Hiệp định Tạo thuận lợi hóa thương mại có hiệu lực (dự kiến năm 2017 khi có thêm 3 quốc gia phê chuẩn tính đến thời điểm này), Việt Nam cần tích cực đổi mới, cải cách thủ tục trong lĩnh vực thương mại và hải quan theo đó tập trung vào những điểm yếu hiện nay là: sự tham gia của doanh nghiệp; minh bạch về thuế và phí thông quan xuất nhập khẩu; và hợp tác quốc tế trong công tác thực thi các biện pháp quản lý hải quan tại biên giới theo Báo cáo về chỉ số thuận lợi hóa thương mại của OECD 2015.

Toàn bộ nội dung báo cáo xem tại đây: https://www.weforum.org/focus/global-enabling-trade-report-2016?delete_local=40

Theo báo Hải quan