tau-container-hang-tau-Wan-Hai-Lines

Tàu container của Hãng tàu Wan Hai Lines (Ảnh: Container-News)

 

Wan Hai cho biết trong một đơn gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan vào ngày 3 tháng 2 năm 2021 rằng số lượng container này sẽ có tổng chi phí 99,65 triệu USD, nhưng không nêu tên nhà sản xuất.

Đợt đặt mua container mới nhất này đến chưa đầy một tháng sau khi hãng khai thác tàu container Đài Loan đặt mua 50.000 TEU container với chi phí 141,73 triệu USD.

Là một hãng vận tải nội Á chính, Wan Hai cũng sẽ mở rộng dịch vụ tuyến xuyên Thái Bình Dương (đang được khai thác một mình) – dịch vụ China Pacific Service 1 (CP1) – thành bốn dịch vụ riêng biệt để giảm thời gian quay vòng.

Hãng đã ra mắt dịch vụ CP1 vào tháng 7 năm 2020 sau khi bị hấp dẫn bởi giá cước tăng cao trên tuyến này. Hiện tại, tuyến dịch vụ CP1 là Shanghai (Thượng Hải), Xiamen (Hạ Môn), Hong Kong, Yantian, Shanghai, Ningbo (Ninh Ba) và Long Beach.

Bắt đầu từ tháng 3, hãng sẽ chia dịch vụ thành các dịch vụ riêng biệt là AA1AA2AA3 và AA5.

Hải trình của các dịch vụ này như sau:

AA1 : Shanghai-Ningbo-Los Angeles-Shanghai
AA2 : Kaohsiung-Yantian-Long Beach-Yantian-Kaohsiung
AA3 : Haiphong-Cai Mep-Hong Kong-Yantian-Xiamen-Long Beach-Shekou-Haiphong
AA5 : Kaohsiung-Yantian-Shanghai-Ningbo-Seattle-Oakland-Kaohsiung

Wan Hai cho biết, “Thời gian quay vòng của dịch vụ tuyến xuyên Thái Bình Dương hiện tại là từ 35 đến 49 ngày. Bằng cách chia thành bốn dịch vụ riêng biệt, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian vận chuyển từ các cảng chính của châu Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ, do đó cải thiện dịch vụ của chúng tôi đến cho các chủ hàng.”

Wan Hai, hiện là hãng tàu container lớn thứ 11 trên thế giới, đang mở rộng đội tàu của mình với việc đóng mới và mua tàu cũ, trong bối cảnh giá cước vận chuyển cao kỷ lục. Tổng công suất của hãng hiện là 331.974TEU, bao gồm 69 tàu thuộc sở hữu của mình, nhưng con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên khi Wan Hai mua thêm tám tàu ​​gần đây.