Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này ngày càng tăng. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) được ký kết, hàng hóa của Việt Nam sẽ được hưởng nhiêu ưu đãi khi xuất khẩu vào châu Âu. Vì vậy, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng lên. Vậy khi xuất khẩu hàng hóa vào EU cần lưu ý những gì về thủ tục, chứng từ ? Hãy tìm hiểu cùng MBF với bài giới thiệu sau đây.

EVFTA

Xuất khẩu hàng hóa sang EU đang được đẩy mạnh sau EVFTA

Quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Châu Âu (EU)

Sau khi tìm hiểu về nhu cầu tại thị trường châu Âu cũng như đôi tác nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị theo các bước sau để việc kinh doanh, xuất khẩu được thuận lợi:

1. Tìm hiểu về quy định, yêu cầu nhập khẩu của EU

Có một số quy định của Liên minh EU đối khi tiến hành việc xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa:

– Thương nhân nhập khẩu bắt buộc phải có số EORI. Ở một số nước châu Âu, công ty nhập khẩu bắt buộc phải đăng kí số EORI tại phòng thương mại quốc gia

– Hàng hóa xuất nhập khẩu có chịu quy định đặc biệt nào từ EU hay không. Đối với thị trường EU, các chứng chỉ về sức khỏe, kỹ thuật được đòi hỏi rất cao. Tiêu biểu là những hàng hóa: hóa chất, mỹ phẩm, Sản phẩm thuốc, hàng nông sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, động vật sống, và các sản phẩm động vật

– Thuế nhập khẩu hàng hóa vào EU là bao nhiêu

– Lưu ý về Hiệp định thương mại tự do. Đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất sang EU, thì Hiệp định EVFTA đem lại những lợi thế không nhỏ. Doanh nghiệp Việt có thể xin cấp CO form EUR.1 để được hưởng thuế ưu đãi

– Quy định về tem nhãn mác, đóng gói hàng hóa

2. Chuẩn bị hàng hóa và sắp xếp vận chuyển đi Châu Âu

Đến bước này, dựa vào hợp đồng thương mại hay thỏa thuận giữa 2 bên (thông thường là qua Incoterms), trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ được quyết định: trách nhiệm về vận chuyển, mua bảo hiểm và quy định điểm chuyển giao hàng hóa ở đâu.

Ngoài ra, việc ai (giữa người mua và người bán) sẽ làm thủ tục hải quan cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới chi phí, tiến độ và độ rủi ro cho chủ hàng.

3. Chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu

Tùy thuộc vào hàng hóa, Hải quan các nước EU sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Nhưng chung nhất, mỗi bộ chứng từ đều phải có đầy đủ:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Vận đơn (Bill of Lading)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

– Giấy phép nhập khẩu,

– Kết quả kiểm tra và các chứng chỉ khác (Healthy certificate, Giấy kiểm dịch động vật/thực vật,…)

Xin Giấy chứng nhận xuất xứ  CO form EUR.1 đi Châu Âu

Quy trình xin CO form EUR.1

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website

Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.

Hồ sơ xin CO form EUR.1 cần những gì ?

Doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:

– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn

Một số lưu ý khác khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU

– Hàng hóa bắt buộc phải được làm thủ tục hải quan trước khi nhập khẩu vào thị  trường châu Âu dựa trên kiểm tra chứng từ hoặc kiểm hóa thực tế. Sau thời hạn 90 ngày mà chưa được thông quan, hàng hóa tự động bị tiêu hủy hoặc chuyển ngược lại về Việt Nam

– Sau khi hàng hóa được thông quan, sẽ có thể được bán mọi thị trường các nước thuộc Liên minh EU

– Tất cả các nước EU đều áp dụng cùng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU

Ngoài ra, còn rất nhiều thắc mắc đối với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu đi Châu Âu. Hãy liên hệ với MBF để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết: 0949.369.699