Báo giá vận chuyển hàng hoá là một văn bản trình bày các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển lô hàng. Trên báo giá bạn có thể nhìn thấy các loại giá khác nhau, để tìm hiểu các loại giá đó, bạn hãy cùng theo dõi bài viết do MBF tổng hợp nhé!

Đấu thầu vận chuyển (Freight tender) – Cước đấu thầu hay RFQ (Request for Quotation)

Nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt là BCO , có khối lượng hàng hóa lớn thường gửi Yêu cầu báo giá ( RFQ) thông qua hình thức đấu thầu cước vận chuyển. Đáp lại RFQ là các báo giá từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. RFQ là cơ hội để các BCO có được chi phí cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Cước hợp đồng (Contract Rates)

Một số hãng tàu và BCO có thể ký hợp đồng vận chuyển một hoặc nhiều loại hàng hóa với khối lượng cụ thể trong khoảng thời gian được hai bên thỏa thuận. Hợp đồng này giúp các BCO cố định giá cước vận chuyển trong khoảng thời gian cụ thể (thường là 1 năm). Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian đó, dù giá cước vận tải có tăng thế nào chăng nữa, nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể thu thêm bất kì khoản tiền nào ngoài hợp đồng. Tương tự, nếu cước vận tải thị trường có giảm, nhà cung cấp dịch vụ cũng không có nghĩa vụ giảm cước đã ghi trong hợp đồng Tuy nhiên, cước hợp đồng có thể đi kèm với Cam kết số lượng tối thiểu (Minimum Quantity Commitment – MQC), có nghĩa là nếu BCO không đáp ứng MQC này, họ có thể phải trả tiền phạt. Đối với các hãng tàu, các bản hợp đồng đảm bảo lợi nhuận thu về từ các space đã bán (dù sau đó khách có hay không có hàng) trong khoảng thời gian cố định đó .. Vì vậy, đối với họ, càng có nhiều hợp đồng thì càng tốt.

Trong cả Đấu thầu và Hợp đồng, BCO hoặc hãng tàu có thể được lợi hoặc thiệt hại dựa trên biến động của thị trường cước vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian đó.

Cước mở (Open Rates)

Là loại cước mà người gửi hàng hoặc forwarder thương lượng với hãng tàu để vận chuyển 1 mặt hàng nào đó với khối lượng ít hơn khối lượng tối thiểu quy định.

Cước mở thấp hơn cước được công bố và thường được áp dụng đối với một mặt hàng đi thẳng từ cảng xếp tới cảng dỡ.

Tùy thuộc vào hãng tàu, thương mại và quốc gia, chúng còn có thể được gọi bằng nhiều tên khác như MRG (Minimum Rate Guidelines), MMG (Minimum Market Guidelines), Tariff Rates,..vv.

Nếu bất kỳ khách hàng mới nào liên hệ tới hãng vận chuyển thì đây là những mức cước mà họ sẽ nhận được trong báo giá. Cước mở thường sẽ có hiệu lực lâu dài (ít nhất 3 tháng) vì những mức giá này thường là mức giá cao nhất cho việc vận chuyển hàng.

Cước giao ngay (Spot rates)

Cước giao ngay là mức cước mà nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa báo cho người gửi hàng tại một thời điểm để vận chuyển sản phẩm của họ từ điểm A đến điểm B.

Giá cước vận chuyển giao ngay dựa trên biến động thị trường tại thời điểm báo giá. Cước giao ngay có hiệu lực rất ngắn, sự biến động của chúng có thể thay đổi theo giờ.

Bạn có thể hình dung: Có những lúc hãng tàu sẽ nhận được ít booking trên một con tàu cụ thể hoặc cũng có thể nhu cầu chung của thị trường thấp

Trong trường hợp đó, các tàu của họ có thể sẽ phải khởi hành mà không được chất đầy container. Dĩ nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ trên mỗi chuyến đi. Trong những trường hợp như đó, Hãng tàu có thể bán “cước giao ngay” để lôi kéo khách hàng gửi hàng qua dịch vụ của mình.

Đây là một dạng “sale” nhưng không phải là B2C mà là B2B .. Cước giao ngay này thường sẽ áp dụng cho một chuyến tàu cụ thể hoặc một khung thời gian ngắn cụ thể như một tuần hoặc mười ngày ..

Một số khách hàng biết cách lập kế hoạch vận chuyển hoặc đến đúng nơi vào đúng thời điểm có thể được hưởng lợi từ các mức giá cước này.

Named Account Rates

Có một số BCO chọn để forwarder xử lý tất cả các cuộc đàm phán vận chuyển hàng hóa của họ.

Trong những trường hợp này, forwarder sẽ thay mặt BCO thương lượng cước (Named Account Rates: Cước dành cho khách hàng tiềm năng, hoặc có giá trị) với hãng vận chuyển .. Trong trường hợp này này, hãng vận chuyển sẽ cung cấp cho forwarder một “giá cước đặc biệt” chỉ dành cho “Named Account” đó ..

Vì vậy, trong hệ thống của hãng sẽ hiển thị là lô hàng được book bởi forwarder thay mặt cho “khách hàng VIP” nào đó. Đối với những lô hàng đó, Named Account Rates sẽ được áp dụng.

Hãy nhớ rằng forwarder có hoặc không khai báo chi tiết của người gửi hàng thực tế (actual shipper) mọi lúc (như khi họ phát hành House Bill )

FAK Rates

FAK là viết tắt của Freight All Kinds, là mô hình định giá trong đó giá cước được tính như nhau cho tất cả các loại hàng hóa trong một kích thước/loại container cụ thể (ví dụ 20 ′ GP) và không phụ thuộc vào loại hàng hóa bên trong container

FAK trái với cách tính cước dựa trên hàng hóa (commodity-based rates) đã/đang được áp dụng với bulk, breakbulk, Groupage và trucking.

Giá FAK chủ yếu được NVOCCs hoặc Freight Forwarder sử dụng vì dễ dàng hơn trong việc báo giá, vận chuyển và xuất hóa đơn vì họ xử lý các container với nhiều loại hàng hóa khác nhau ..

Nguồn: Nguyen Dang