MBF là công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận tải giao nhận quốc tế. Nhắc đến MBF là nhắc đến thương hiệu chuyên vận tải biển xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi nước ngoài. Trong đó, dịch vụ vận chuyển đường biển chuyên tuyến Việt Nam-Panama được coi là thế mạnh hàng đầu của chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm, MBF cung cấp cả dịch vụ vận chuyển nguyên container (FCL) và lẻ container (LCL). Cùng với đó là các dịch vụ trong chuỗi logistics như khai báo hải quan, kho bãi phân phối hàng hóa, tư vấn thủ tục xin giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ CO,…
Panama là nước cộng hòa thuộc khu vực Trung Mỹ, với nền kinh tế phát triển, đứng thứ 15 trên thế giới. MBF nhận vận chuyển đường biển xuất khẩu và nhập khẩu cho tất cả lô hàng thương mại giữa 2 quốc gia tại tất cả các cảng:
– Các cảng chính của Việt Nam: Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, Cát Lái và Cái Mép
– Các cảng biển chính của Panama: Almirante, Balboa, Bocas del Toro, Charco Azul, Colon, Cristobal, Chiriqui Grande, La Palma, Panama, Pedregal, Puerto Mutis, Vacamonte
Chi phí vận chuyển đường biển đi Panama bao nhiêu ?
Ngoài cước biển được cập nhật 2 tuần 1 lần, các chi phí khai thác tại cảng biển (Local charges) được giữ cố định theo bảng giá:
– Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): USD180/360 cho cont 20’/40’. Đây là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển
– Cước biển: vui lòng liên hệ bộ phận tiếp nhận hàng của TTL logistics để được cập nhật nhanh chóng
– Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD120/170/200/140/231 cho cont 20’/40’/45’/20RF/40RF
– Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): USD 40/set
– Phí telex release: USD 30/bill
– Phí chì (Seal fee): USD 10/cont
Thời gian gửi hàng đường biển đi Panama là bao lâu ?
Một trong những tiêu chí quyết định đến chất lượng dịch vụ trong vận tải quốc tế là thơi gian vận chuyển (Transit time). Thời gian vận chuyển càng đảm bảo, nhanh chóng, đúng lịch và không bị hoãn (delay) thì sẽ đảm bảo theo đúng kế hoạch của cả chủ hàng và nhà vận chuyển.
Đối với tuyến từ Việt Nam đi Panama, thời gian vận chuyển trên chặng biển khoảng 35-40 ngày. Để tránh những rủi ro về rớt cont, hết chỗ, chủ hàng nên chủ động liên hệ báo kế hoạch đóng hàng với chúng tôi.
Có những hình thức vận chuyển đường biển nào đi Panama ?
Vận chuyển hàng nguyên container (Full container loading-FCL) là gì
Hàng FCL có nghĩa là hàng hóa khi vận chuyển được xếp đầy container. Chủ hàng chịu trách nhiệm đóng gói và dỡ hàng ra khỏi container. Hàng hóa sẽ được đóng vào một hoặc nhiều container tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu mỗi lô hàng.
Các loại container được dùng phổ biến để đóng hàng đi Panama
– Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường
– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này
– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ
– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài
– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …
– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …
Vận chuyển hàng lẻ container (LCL) đi Panama
Đây là phương thức vận chuyển đường dùng khá phổ biến trên thế giới. Được áp dụng cho hàng hóa có số lượng ít, không gấp. Hàng lẻ container (LCL) là hình thức vận chuyển trong đó công ty forwarder gom hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau vào 1 container để tổ chức vận chuyển. Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển từ kho CFS đến kho CFS (Container Freight Station).
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL của MBF luôn được đánh giá cao với nhiều lợi thế về chi phí, chất lượng dịch vụ và thời gian vận chuyển.