Mã HS Code và thủ tục nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài về Việt Nam
Bạn đang quan tâm về mã hs code hay thủ tục giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam thế nào? Thủ thục có mất thời gian không? Giống nhập có đảm bảo hay không?…
Qua bài viết dưới đây MBF sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc bạn đang vướng phải.
Chính sách mặt hàng
Giống cây trồng, hoa các loại là mặt hàng chịu sự quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì các giống cây trồng nông nghiệp đã có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc đã có văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Cục Trồng trọt cấp thì không phải xin Giấy phép khi nhập khẩu còn lại không thuộc trường hợp nêu trên thì phải xin Giấy phép nhập khẩu tại Cục trồng trọt.
Mã HS nhập khẩu và hình thức nhập khẩu hạt giống
Mã HS của nhập khẩu hạt giống: 12099190
Căn cứ Khoản 4 Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 thì hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 (Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) phải được kiểmtra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trìnhtự, thủ tục, quy định tại Điều 35 của Luật này. Do đó, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện việc thông quan lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nướcvề chất lượng khi doanh nghiệp xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng do cơ quan chức năng thuộc Bộ quản lý chuyên ngành cấp.
Cách hình thức nhập khẩu hạt giống
-
Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.
-
Nhập khẩu không cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép.”
Thủ tục nhập khẩu giống cây
Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu
Trước hết, doanh nghiệp cần phải xem mặt hàng hạt giống rau củ (thực vật) mình chuẩn bị nhập khẩu đã được phép nhập vào Việt Nam từ nước xuất khẩu hay chưa. Có thể kiểm tra thông tin này trên trang web của Cục bảo vệ thực vật.
Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Nếu mặt hàng hạt giống rau củ được phép nhập khẩu vào Việt Nam từ nước xuất khẩu, cần xác định xem mặt hàng có thuộc diện phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật hay không.
Những mặt hàng hạt giống rau củ, quả, sẽ cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu.
Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép kiểm dịch thực vật trước.
Bước 3: Đăng ký và làm Kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập
– Đăng ký Kiểm dịch thực vật online trên hệ thống– Hồ sơ đăng ký
+ Phytosanitary certificate (nước Xuất khẩu)
+ Giấy phép kiểm dịch thực vật
+ Giấy đăng ký
– Lấy mẫu kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập và ra kết quả
Chi phí thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ
Doanh nghiệp sẽ mất các chi phí sau để thông quan lô hàng hạt giống rau củ
- Lệ phí hải quan theo quy định nhà nước
- Phí dịch vụ hải quan
- Phí xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Phí kiểm dịch thực vật
- Chi phí lưu kho (nếu phát sinh)
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài mà MBF đã chia sẻ, mong là kiến thức trên sẽ hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin cảm ơn!