Vận chuyển hải sản đi xa luôn là lo lắng của nhiều người vì sợ rằng hải sản sẽ giảm chất lượng, mất đi độ tươi trong thời gian hành trình dài. Vì thế, MBF hướng dẫn bạn cách để xử lý khi vận chuyển hải sản đi xa.

Cách chọn hải sản tươi sống khi vận chuyển đi xa

Loại hải sản Cách chọn
  • Chọn những con đang bơi, khỏe mạnh, nếu bơi yếu thì không nên chọn,
  • Một số loại cá ta có thể thử độ tươi của cá bằng cách nhấn vào thịt cúa nó, nếu thịt của nó đàn hồi về trạng thái ban đầu thì độ tươi ngon của chúng còn cao.
Cua
  • Thân cua có màu xám đục, thân chắc chắn, dùng tay ấn vào yếm thấy chắc chắn là được.
Ghẹ
  • Khi chọn ghẹ bạn nên chú ý đến phần thân và yếm. Ghẹ gạch còn tươi thường có màu vàng và yếm to, ghẹ thịt còn tươi thì có yếm nhỏ và sắc.
Tôm
  • Chọn những con tôm còn bơi, màu xanh và nhảy khỏe.
Mực
  • Nên chọn những con mực có màu trong suốt.
Nghêu, sò, ốc
  • Loại này nếu còn sống thì miệng chúng nhanh chóng đóng lại, và rất khó để cạy ra, và thường không có mùi tanh. Nếu ngêu sò có mùi, khó cạy miệng thì cũng không nên mua vì chúng ta chết.

Nguyên tắc vận chuyển hải sản

Nắm vững nguyên tắc vận chuyển hải sản tươi sống

  1. Sử dụng container hoặc thùng xốp, phương tiện chuyên chở hàng đông lạnh, tươi sống
  2. Có máy làm lạnh, đảm bảo nhiệt độ thích hợp mọi lúc mọi nơi, đây là điều kiện quan trọng nhất.
  3. Thời gian vận chuyển phải được tối ưu, nói cách khác, thời gian vận chuyển phải được rút ngắn tối đa.
  4. Phải có thiết bị hỗ trợ cung cấp oxy trong suốt quá trình vận chuyển.

Những điểm cần lưu ý khi vận chuyển hải sản đi xa

  • Thùng carton, khay xốp hoặc khay nhựa đựng phải được xem xét kỹ khả năng và tính thích hợp với chức năng bảo vệ hàng hóa trong hành trình dài ngày.
  • Xếp hàng hóa sao cho luồng khí có thể đi vào tự do những vẫn giữ nguyên được sự ổn định của hàng hóa tươi sống.
  • Trong các thùng xe lớn, nếu hàng hóa không phủ được kín toàn bộ mặt sàn thì ưu tiên xếp chồng lên cao, độ cao của các chồng bằng nhau.
  • Người chuyên chở phải thường xuyên kiểm tra độ lạnh của hàng hóa, đảm bảo luôn giữ được nhiệt độ cho phép, ngoài ra cần lưu ý tới sự mất nước, sấy khô, xâm nhập của nước, vết lấm tấm đen, thay đổi màu sắc, mùi vị.
  • Trong quá trình sắp xếp, hàng hóa phải có khoảng trống nhất định để không khí có thể tự do luân chuyển.
  • Van thông gió phải luôn được đóng, đặc biệt là hàng đông lạnh.
  • Với mỗi loại sản phẩm có một điều kiện nhiệt độ và không khí khác nhau, vì thế nếu có quá nhiều sản phẩm để chung thì có thể không đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa.