Nhìn lại nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ 6 năm gần đây

Khối lượng may mặc và dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 12/2016 ngay sau khi lễ Giáng sinh kết thúc. Trừ Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc và Bangladesh đều có xu hướng giảm mạnh.

 

Thống kê số liệu từ Văn phòng dệt may Hoa Kỳ (OTEXA) cho biết lượng nhập khẩu may mặc và dệt may trong tháng 12/2016 giảm 2,9% xuống còn 1,99 triệu m2 so với mức 2,05 triệu m2 hồi tháng 11. So với cùng kỳ tháng 12/2015, nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Hoa Kỳ giảm 1,5% về lượng và 7,3% về giá trị xuống còn 5,75 tỷ USD. Xét về thị trường, chỉ có 2 trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu may mặc và dệt may sang Hoa Kỳ là có sự tăng trưởng, trong đó Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.

 

Khối lượng nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ theo tháng từ một số thị trường

(Đơn vị: triệu m2)


Nguồn: Just-style.com

Trung Quốc – nhà cung cấp may mặc và dệt may lớn nhất sang Hoa Kỳ – cũng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 0,03% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 808 triệu m2, giảm 1,7% so với tháng 11/2016 tương đương 822 triệu m2. Việt Nam – nhà cung cấp may mặc và dệt may lớn thứ hai sang Hoa Kỳ – đạt kim ngạch xuất khẩu tăng 10,06% tương đương 261 triệu m2 so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,2% so với tháng 11/2016.

 

Bangladesh, đứng thứ ba trong bảng top 10 nước xuất khẩu may mặc và dệt may sang Hoa Kỳ, ghi nhận mức tăng trưởng giàm 3,26% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 139 triệu m2; trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Campuchia giảm mạnh nhất (27,13%) xuống còn 57 triệu m2, sụt giảm đáng kể so với tháng 11/2016 (0,7%). Ngược lại, Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng dương 2,79% lên 73 triệu m2.

 

Trong top 10 các nước còn lại, Pakistan cũng có kim ngạch xuất khẩu may mặc và dệt may sang Hoa Kỳ giảm 7,9% so với cùng năm 2015 xuống còn 42 triệu m2, trong khi El Salvador giảm 3,15% xuống còn 65 triệu m2; Indonesia giảm 2,62% (89 triệu m2), Honduras giảm 0,77% (90 triệu m2), và Mexico giảm 0,72% (60 triệu m2).

 

Tổng thể, kim ngạch nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ trong tháng 12 đã giảm 6,2% so với tháng 11, từ 5,14 triệu m2 xuống 4,82 triệu m2.

 

Nhìn lại nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ 6 năm gần đây

Biểu đồ trên thể hiện sự biến động rất lớn về nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ theo tháng, có khoảng cách rất lớn giữa tháng này với tháng sau. Tuy nhiên, nếu xét về biến động của cả năm thì kim ngạch nhập khẩu may mặc và dệt may nước này trong năm 2016 chỉ giảm 0,9% so với năm 2015 từ 63,52 tỷ m2 xuống còn 62,92 tỷ m2. Trong đó, nhập khẩu dệt may giảm 0,88% xuống còn 35,99 tỷ m2, còn nhập khẩu hàng may mặc giảm 1,06% xuống còn 26,93 tỷ m2.

 

Tình hình nhập khẩu may mặc và dệt may của Hoa Kỳ 2010 – 2016


Nguồn: Just-style.com

Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu may mặc và dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2016 đã giảm 6,44% so với cùng kỳ năm ngoái từ 111,93 tỷ USD xuống còn 104,72 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu hàng may mặc giảm 5,23% xuống 80,71 tỷ USD, hàng dệt may giảm 10,29% xuống 24,10 tỷ USD.

 

Chỉ có 4 trong nhóm 10 nước cung cấp hàng may mặc hàng đầu đạt tăng trưởng trong vòng 12 tháng qua, trong đó Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất là 6,9% đạt 3,35 tỷ m2 đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ, chiếm 12,4% thị phần.

 

Xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng là Ấn Độ, tăng 2,02% lên 1,04 tỷ m2. Trong khi đó, El Salvador và Indonesia cũng có mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu lần lượt là 1,42% lên 825 triệu m2 và 0,29% lên 1,27 tỷ m2.

 

Nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó, giảm 1,85% xuống 11,17 tỷ m2. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì được vị trí thứ nhất về xuất khẩu hàng may mặc và dệt may sang Hoa Kỳ, chiếm 41,5% thị phần. Bangladesh, nhà cung cấp lớn thứ ba với thị phần 6,9%, cũng có khối lượng xuất khẩu giảm 0,41% đạt 1,86 tỷ m2.

 

Căm-pu-chia là quốc gia có sự suy giảm lớn nhất (14,1%) xuống còn 903 triệu m2, tiếp đó là Pakistan giảm 9,52% xuống còn 535 triệu m2.

 

Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã dao động trong giai đoạn này, từ 10,4 tỷ m2 năm 2010 giảm xuống 9,74 tỷ m2 SME một năm sau đó, trước khi đạt đỉnh cao của 11,38 tỷ m2 vào năm 2015, và tiếp tục giảm trở lại trong năm 2016 ở mức 11,17 tỷ m2. Từ đó, thị phần của Trung Quốc cũng giảm từ 41,98% năm 2010 xuống còn 41,50% vào năm 2016.

 

Năm 2016, Căm-pu-chia, Mê-xi-cô và Pakistan đều có khối lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm nhiều so với sáu năm trước. Trong đó, Căm-pu-chia đã giảm từ 947,1 triệu m2 xuống còn 903 triệu m2 trong năm 2016, giảm thị phần từ 3,83% năm 2010 xuống 3,35% vào năm ngoái.

 

Nhìn chung, trong vòng 6 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may và may mặc sang Hoa Kỳ duy trì được mức tăng trưởng ổn định, từ 1,91 tỷ m2 năm 2010 lên 3,35 tỷ m2 năm 2016, với thị phần tăng lần lượt là 7,72% và 12,45%.
Theo VietTrade