Căn cứ pháp lý về hàng may mặc nhập khẩu
- Mặt hàng Vải hoặc Quần áo mới 100% khi nhập khẩu để kinh doanh (NKD01) bắt buộc phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 của Bộ Công Thương.
- Bộ hồ sơ đăng ký lấy mẫu giám định, mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ, Biên bản lấy mẫu được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 và được đăng trên trang tin điện tử Công Thương Việt Nam của Bộ Công Thương.
- Hồ sơ, thủ tục xuất nhập khẩu đề nghị Công ty tham khảo Điều 11 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc tham khảo Điều 8, 9 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử).
Địa điểm làm thủ tục hải quan
Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 17 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
- Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.
- Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.”
Và được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” như sau:
- Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ;
- Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu…”
- Thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC nêu trên (đối với thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại” .
Về thuế đối với nhập khẩu hàng may mặc
Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Đối với vải, quần áo, hàng dệt may, bạn đọc có thể tham khảo Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt”.
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Phần XI không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.