Dịch vụ logistics luôn xuất hiện từ điểm đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Các công đoạn từ đầu đến cuối của một chuỗi Logistics cơ bản được tóm tắt như sau:

Logistics là gì?” theo Chính phủ Việt Nam

Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Logistics là gì?” tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định Dịch vụ logistics là một Hoạt động thương mại.

Trong bộ luật này, thương nhân đứng ra tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: Nhận hàng, Vận chuyển, Lưu kho, Lưu bãi, Đại diện làm thủ tục hải quan hoặc các thủ tục giấy tờ khác, trực tiếp hoặc gián tiếp Tư vấn khách hàng, tham gia Đóng gói bao bì, Ghi ký mã hiệu, Giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao…

Cho đến nay, chưa có chữ Tiếng Việt nào đủ nghĩa để thay thế cho “Logistics”, vì thế, dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ “lô-gi-stíc”.

 

“Logistics là gì?” theo các tổ chức quốc tế

logistics-la-gi

Theo định nghĩa của CSCMP – Hội đồng Chuyên gia Quản lý LogisticsQuản lý Logistics là một phần của Quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, quản lý logistics sẽ hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả hai chiều, từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng và chiều ngược lại.

Để làm được điều này, các chuyên gia quản lý Logistics phải tiến hành Hoạch định, Thực thi và Quản lý mọi hoạt động từ nơi đầu tiên đến nơi cuối cùng, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

 

Cội nguồn chữ “logistics”

Theo từ điển Oxford bản gốc, logistics “là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động như thu mua, bảo dưỡng và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện”.

Sở dĩ có định nghĩa này vì Logistics được nhiều người cho rằng xuất phát từ chữ “Logistique” trong Tiếng Pháp, lần đầu tiên xuất hiện trong quyển “Nghệ thuật Chiến tranh” của Baron Henri, một tướng quân dưới trướng Napoleon.

Một số ý kiến khác cho rằng “Logistics” xuất phát từ tiếng Hy Lạp, với 2 từ “Logosh” – Lý lẽ và “Loyistikosh” – Kế toán chuyên đo đếm.

Đến sau này, ngành sản xuất và dịch vụ mới bắt đầu mượn Logistics và sử dụng thuật ngữ “Logistics Kinh Doanh”, được áp dụng rất nhiều bởi quân đội Pháp trong thế chiến.

Chính vì thế, chúng ta có định nghĩa mới của Logistics trong quyển “New Oxford American” như sau: “Logistics là cách tổ chức chi tiết và thực hiện một loạt hoạt động phức tạp.” hay “Sự phối hợp chi  tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện hoặc vật tư.

 

Ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh

Dù doanh nghiệp có tập trung và đầu tư vào thiết kế, sản xuất sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy, nếu những sản phẩm/ dịch vụ đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp vẫn sẽ thất bại.

Đó là chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của logistics trong nền kinh tế.

 

y-nghia-cua-logistics-trong-kinh-doanh

 

Nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, như định nghĩa từ đầu bài, Logistics xuất hiện từ đầu đến cuối một chuỗi cung cấp, chính vì thế, các nguyên vật liệu được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi đưa vào sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao.

Thêm vào đó, hoạt động điều phối nguồn lực để cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu sẵn có cũng là một yếu tố “sống còn”.

Về phía khách hàng, nếu sản phẩm/dịch vụ dù được sản xuất đúng hạn nhưng lại vận chuyển không kịp thời sẽ làm sự hài lòng của khách hàng giảm sút, tác động tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài bất kỳ doanh nghiệp nào.