Nội dung câu hỏi:
Căn cứ vào thông tư 39/2018/TT-BTC bổ sung 38/2015/TT-BTC và Luật Hải quan về việc phải tập kết hàng hóa tại địa điểm đã thông báo với cơ quan Hải quan trước khi nộp tờ khai cho cơ quan Hải quan. ( DÀNH CHO CÂU 1,2,3)
Công ty xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất (xuất khẩu tại chỗ) ( DÀNH CHO CÂU 1,2,3)
CÂU HỎI 1: Công ty là Doanh nghiệp Việt Nam nên chưa có mã kho nên lấy mã địa điểm lưu kho là mã chi hải quan nơi đăng kí tờ khai ( ví dụ 01NVCNV – CCHQ BAC THANG LONG)
+ Tờ khai phân luồng vàng ( kiểm tra hồ sơ ) => Hải quan tiếp nhận yêu cầu xem tình trạng hàng tại nơi tập kết. Do tờ khai phân luồng vàng Doanh nghiệp đã hàng về, và ko xuất trình được hàng đã vào địa điểm lưu kho ( Hàng ra vào mã 01NVCNV ko có kí nhận gì với quí chi cục )
==> Hải quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xử phạt Doanh Nghiệp theo khoản 3 điều 7 NĐ Số: 128/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020)
=====> trường hợp Công Chức hải quan yêu cầu xử phạt trường hợp này có đúng ko ?
CÂU HỎI 2: Công ty là Doanh nghiệp Việt Nam nên chưa có mã kho nên lấy mã địa điểm lưu kho là 01NVOZZ (DIEM LUU HH XK 01NV) – mã tạm
+ Tờ khai phân luồng vàng ( kiểm tra hồ sơ ) nhưng trong quá trình sơ xuất Doanh nghiệp để nhầm mã địa điểm lưu kho là 01NVCNV – CCHQ BAC THANG LONG,
+ DOanh nghiệp đã phát hiện ra sai xót và sửa tờ khai ( do tiêu chí mã địa điểm lưu kho là tiêu chí ko thay tác sửa được trên phần mềm khai báo hải quan) nên DN đã khai thông tin khai bổ sung trên phần ghi chú : MÃ ĐỊA ĐIỂM LƯU KHO ĐÚNG: 01NVOZZ
==> Hải quan tiếp nhận hồ sơ, không chấp nhận sửa đổi bổ sung của doanh nghiệp – yêu cầu XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH Doanh Nghiệp theo khoản 3 điều 7 NĐ Số: 128/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020)
=====> trường hợp Công Chức hải quan yêu cầu xử phạt trường hợp này có đúng ko ?
CÂU HỎI 3: Doanh nghiệp mua hàng từ các đơn vị khác trong nước ( có thể hàng có sản xuất trong nước cũng như nước ngoài) để bán cho DN chế xuất
Loại hình B11 – thì có phải ghi phần ghi chú có bắt buộc là HÀNG MUA TRONG NƯỚC ko ?
CÂU HỎI 4: Doanh nghiệp mua hàng từ nước ngoài để bán cho DN chế xuất
( doanh nghiệp ko có nhu cầu hoàn thuế, hàng về DN đã bóc, đóng gói hàng hóa kĩ hơn – tránh gây hỏng hóc trong quá trình vận chuyển)
=>>>>>> Trường hợp này DN được mở tờ khai loại hình B11 ko?
CÂU HỎI 5: Công ty là Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ thủ tục hải quan. Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu 1 lô hàng có áp mã HS sai ( mô tả hàng hóa đúng với thực tế đúng với hàng nhập khẩu )
– Việc thay đổi HS ko làm thay đổi số thuế phải nộp
– Do nhầm lẫn 2 HS liền kề do thao tác sai khi gõ bàn phím
VD : 85444297 – – – – Cáp điện cách điện bằng cao su hoặc giấy
85444298 – – – – Cáp dữ liệu dạng dẹt có hai sợi hoặc hơn
– DN tự phát hiện và sửa lại HS cho đúng với mô tả hàng hóa
==> Hải quan tiếp nhận hồ sơ, không chấp nhận sửa đổi bổ sung của doanh nghiệp – yêu cầu XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH Doanh Nghiệp theo điểm b khoản 1 điều 8 NĐ Số: 128/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020)
=====> trường hợp Công Chức hải quan yêu cầu xử phạt trường hợp này có đúng ko ?
– Nếu trường hợp này bị xử phạt thì quá cứng nhắc, vì lỗi người khai báo thao tác gõ máy nhầm ko cố ý ( ko gậy hậu quả nghiêm trọng, tăng các hình vi tiêu cực từ các bộ HQ) – vốn số tiền 1.000.000 – 2.000.000 cá nhân phải chịu là gần 1 tháng lương
ĐỀ NGHỊ TỔNG CỤC HẢI QUAN XEM XÉT ĐIỀU CHỈNH LẠI HÀNH VI, CHẾ TÀI XỬ PHẠT này tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của những nhân viên khai báo.
Nội dung trả lời: |
Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
Do không có hồ sơ vụ việc cụ thể nên chúng tôi có ý kiến về nguyên tắc như sau:
I. Liên quan đến việc khai bổ sung:
+ Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 quy định:
1. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
3. Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.
+ Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các trường hợp khai bổ sung quy định:
“1. Các trường hợp khai bổ sung
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
…a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;…”
II. Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
+ Trường hợp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm tập kết, chế tài xử phạt được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ- CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan”.
+ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định “Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.”
+ Trường hợp khai sai mã số hàng hóa mà không ảnh hưởng đến thuế, căn cứ Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định:
+ “ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
…
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
…
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;”.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc, thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, hành vi vi phạm cụ thể, quy định pháp luật và chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó. Do không có hồ sơ cụ thể và nội dung thông tin cung cấp chưa đầy đủ nên đề nghị Công ty tham khảo các quy định nêu trên để thực hiện hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi giải quyết thủ tục hải quan để được giải đáp, hướng dẫn cụ thể trường hợp của mình.
Công ty có thể tham khảo văn bản nêu trên tại mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.